GIẤY PHÉP XẢ THẢI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Giấy phép xả thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản, …có phát sinh nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau khi xả vào nguồn nước vẫn bảo vệ chất lượng nguồn nước.
Nội dung chính của giấy phép xả thải:
Giấy phép nước thải được cấp sẽ quy định đầy đủ và rõ ràng các hạng mục:
– Nguồn nước tiếp nhận nước thải
– Vị trí xả nước thải
– Phương thức xả nước thải
– Chế độ xả nước thải
– Lưu lượng xả nước thải lớn nhất
– Chất lượng nước thải
– Thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận
– Thời hạn của giấy phép
– Yêu cầu và báo cáo đối với cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép
Trường hợp nào phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước?
Tại điều 37 Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định:
“Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.”
Cụ thể, các trường hợp không phải xin phép xả thải vào nguồn nước bao gồm:
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
– Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
– Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13
Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng và các hình thức xử phạt bổ sung. |
1. Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép
Vi phạm |
Lưu lượng thải (m3/ngày đêm) |
Mức xử phạt |
Xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước |
≤ 5 m3/ng.đ |
20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | Từ trên 5 m3/ng.đ – dưới 50 m3/ng.đ | 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | Từ trên 10.000 m3/ng.đ – dưới 30.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | từ 50 m3/ng.đ – dưới 100 m3/ng.đ | 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | từ 30.000 m3/ng.đ – dưới 50.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | từ 100 m3/ng.đ – dưới 500 m3/ng.đ | 60.000.000 đồng – 80.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | từ 50.000 m3/ng.đ – dưới 70.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | từ 500 m3/ng.đ – dưới 1000 m3/ng.đ | 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | từ 70.000 m3/ng.đ – dưới 100.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | từ 1000 m3/ng.đ – dưới 2000 m3/ng.đ | 140.000.000 đồng – 160.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | từ 100.000 m3/ng.đ – dưới 150.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) | từ 2000 m3/ng.đ – dưới 3000 m3/ng.đ | 180.000.000 đồng – 220.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | từ 150.000 m3/ng.đ – dưới 200.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước thải nuôi trồng thủy sản) |
≥ 3000 m3/ng.đ |
220.000.000 đồng – 250.000.000 đồng |
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước | ≥ 200.000 m3/ng.đ | |
Xả nước thải thuộc trường hợp phải có giấy phép xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước |
|
Xử phạt theo điểm a, khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 19 của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP |
Xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn |
|
Xử phạt như trường hợp không có giấy phép |
2. Mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Vi phạm |
Mức phạt |
Lưu ý khác |
– Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Không báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép và cơ quan chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi xả nước thải gây ra. |
2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng |
|
– Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép;
– Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép |
100.000.000 đồng – 120.000.000 đồng |
|
– Thu gom nước thải không đúng thiết kế theo quy định của giấy phép;
– Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng quy trình vận hành theo quy định của giấy phép; – Không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước; – Tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải do mình đầu tư, quản lý, vận hành không đúng quy định của giấy phép. |
120.000.000 đồng – 130.000.000 đồng |
|
Xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép | Xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 19 của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP |
|
Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép | Xử phạt theo quy định tại Nghị định Số 155/2016/NĐ-CP |
|
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
Dưới đây là các hướng dẫn cần thiết được trích lược nhằm hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp nắm nhanh chóng các hồ sơ, thủ tục chuẩn bị để xin giấy phép đúng và đủ theo quy định.
♦ Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải (*).
– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Lưu ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
(*) Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
♦ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
Trình tự | Thời gian thực hiện | Hồ sơ, thủ tục | Trường hợp chỉnh sửa/ bổ sung/ hồ sơ không hợp lệ/ … |
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
|
10 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung) | Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình; | Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. |
Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp phép
|
30 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung) | Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép; | Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép |
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép | 05 ngày | Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép. |
♦ Kết quả hồ sơ thực tế
Mời quý khách tham khảo mẫu giấy phép xả thải thực tế:
Giấy phép xả nước thải có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép gia hạn giấy phép.
Theo quy định tại Điều 21, nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước nhấn mạnh thời hạn giấy phép xả nước thải. Tuy nhiên, căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện gì mới được gia hạn giấy phép xả nước thải?
- Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
- Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
- Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Doanh nghiệp đặc biệt lưu ý thời hạn giấy phép còn lại để gia hạn đúng thời gian. Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép trễ (dưới thời hạn 90 ngày tính tới thời điểm giấy phép hết hiệu lực), doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ xin cấp giấy phép mới.
Kiểm tra hiệu lực giấy phép:
Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra thời hạn giấy phép ngay tại ngày ký của giấy phép.
Ví dụ: như giấy phép xả thải bên dưới được ký ngày 01/02/2018 với thời hạn 03 năm thì doanh nghiệp muốn gia hạn phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép tối thiểu trước ngày 01/10/2020.